Công Ty CP TM 3H Việt Nam. Được tạo bởi Blogger.

3H Việt Nam - Nguồn cung ứng sữa - đồ sơ sinh UY TÍN - CHIẾT KHẤU CAO

.

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em và lời khuyên của chuyên gia

Thông tin dị ứng đạm sữa bò ở trẻ nhũ nhi



1. Dị ứng đạm sữa bò là gì?
        Dị ứng với đạm sữa bò là dị ứng thực phẩm phổ biến nhất  trong những năm đầu đời của trẻ, do hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với đạm có trong sữa bò.
        Khi trẻ mắc phải tình trạng này, hệ miễn dịch nhận diện sai lầm đạm trong sữa bò là một chất có hại và cố gắng bảo vệ cơ thể bằng cách “đánh lại” các chất đạm này, gây ra dị ứng và có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.
        Dị ứng đạm sữa bò chưa được xác định rõ nguyên nhân chính xác và có thể tiến triển không do một nguyên nhân cụ thể nào – thường xuất hiện trong 3 năm đầu đời của trẻ. Dị ứng có xu hướng di truyền, vì vậy trẻ sẽ có nguy cơ cao bị dị ứng đạm sữa bò nếu ba mẹ của trẻ bị dị ứng phấn hoa/bụi cỏ (dị ứng theo mùa), chàm hoặc dị ứng thực phẩm.

2. Dị ứng đạm sữa bò phổ biến như thế nào?
        Khoảng 2-7% trẻ nhũ nhi bị dị ứng với đạm sữa bò. Tuy nhiên, đáng mừng là tình trạng dị ứng này sẽ chấm dứt ở hầu hết các trẻ từ 3 đến 5 tuổi.
        Dị ứng với thực phẩm khác
Những thực phẩm sau đây đôi khi cũng gây ra dị ứng ở trẻ em:
        Bột mì
        Đậu nành
        Trứng
        Các loại hạt
        Vừng/ mè
        Cá / trai/ sò/ cua/ tôm
        Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi loại bỏ thực phẩm nào ra khỏi chế độ ăn của trẻ.
        Bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn đảm bảo cho trẻ được cung cấp đầy đủ  các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh và phát triển.


3. Những triệu chứng của dị ứng đạm sữa bò?
        Sau khi trẻ uống sữa bò, những triệu chứng của dị ứng đạm sữa bò có thể xuất hiện trong vòng 2 giờ hoặc sau 48h hoặc trễ hơn.

        Trẻ dị ứng với đạm sữa bò có thể có phản ứng với đạm có trong sữa theo nhiều hình thức khác nhau, có thể ảnh hưởng lên da, lên hệ hô hấp và hệ tiêu hóa của trẻ. Và nó có thể sẽ biểu hiện một hay nhiều triệu chứng dưới đây. Hơn nữa, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng có thể khác nhau, có thể nhẹ vào thời điểm này nhưng nghiêm trọng hơn vào thời điểm khác.

Triệu chứng tức thời bao gồm:
        Khó thở
        Sưng môi, lưỡi và mặt
        Phát ban, mề đay,mẫn đỏ hoặc ngứa
        Chàm
        Tiêu chảy
        Nôn ói 

Triệu chứng muộn bao gồm:
        Chàm, ngứa hay mẫn đỏ
        Sổ mũi, ho mạn hoặc thở khò khè
        Đau dạ dày
        Đau quặn bụng kèm khóc nhiều
        Trào ngược dạ dày thực quản
        Trào ngược/ nôn ói
        Táo bón
        Tiêu nhiều lần hoặc tiêu phân lỏng có máu
        Tiêu ra máu

Các triệu chứng mun có thể làm trẻ thức giấc và quấy khóc suốt đêm, khóc hoặc mệt mỏi khi ăn, hoặc chậm tăng cân. Những dấu hiệu này có thể xảy ra do các nguyên nhân khác chứ không phải chỉ do dị ứng với đạm sữa bò; vì vy, quan trọng là bạn phải trao đổi tất cả triệu chứng của trẻ với bác sĩ điều trị.

4. Bác sĩ chẩn đoán dị ứng đạm sữa bò như thế nào?
        Khi bạn lo lắng trẻ có thể bị dị ứng với đạm sữa bò, bạn nên cho trẻ đi khám bác sĩ. Bạn nên ghi nhận lại những triệu chứng & thời điểm mà trẻ mắc phải để cung cấp cho bác sĩ. Đầu tiên, bác sĩ sẽ trao đổi chi tiết về các triệu chứng của trẻ và kiểm tra các dấu hiệu hoặc triệu chứng có thể liên quan đến dị ứng đạm sữa bò.
        Dị ứng có thể di truyền trong gia đình, nếu bạn hay bạn đời có bệnh chàm, hen suyễn hay bị dị ứng như dị ứng phấn hoa/ bụi cỏ, trẻ có nhiều khả năng bị dị ứng với đạm sữa bò. Khi nghi ngờ trẻ bị dị ứng, bác sĩ sẽ hỏi bất kỳ tình trạng dị ứng nào mà người thân mắc phải để xác định tiền sử gia đình có bị dị ứng hay không.
        Dựa vào đó, bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị các triệu chứng trẻ mắc phải, như là kem thoa hay thuốc điều trị chàm. Nếu bác sĩ nghi ngờ trẻ bị dị ứng đạm sữa bò, bác sĩ sẽ giải thích các bước tiếp theo. Có nhiều dạng dị ứng với sữa bò, và mỗi dạng có cách chẩn đoán khác nhau. Có thể làm các xét nghiệm trên da, máu hay loại bỏ thực phẩm ra khỏi chế độ ăn. Bác sĩ sẽ đề nghị cho bé đến chuyên khoa về dị ứng.

        Nghiệm pháp da
       Xét nghiệm trên da (skin prick test) là một phương pháp nhanh và đặc hiệu được sử dụng để xác định chất gây dị ứng cho một người nào đó. Nghiệm pháp da là dùng kim châm trên da, và cho bạn kết quả trong vòng 20 phút.  Nghiệm pháp này không đau nhưng có thể hơi khó chịu trong một lúc.
        Xét nghiệm máu
       Tùy trường hợp, bác sĩ của bạn có thể đề nghị xét nghiệm máu để xác định trẻ có bị dị ứng với các loại đạm có trong sữa hay không. Xét nghiệm này sẽ lấy một lượng nhỏ máu đem đi phân tích. Kết quả có thể có sau vài ngày.

        Loại bỏ thực phẩm ra khỏi chế độ ăn
       Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn loại bỏ tất cả các nguồn có đạm sữa bò ra khỏi chế độ ăn của trẻ khoảng 2-6 tuần dưới sự giám sát y khoa cẩn thận. Đây gọi là loại bỏ thực phẩm ra khỏi chế độ ăn.
Mặc dù trên thị trường có bán sẵn các bộ xét nghiệm kiểm tra tình trạng dị ứng tại nhà, nhưng không có bằng chứng nào chứng minh tính chính xác của các bộ xét nghiệm đó, các chuyên da dị ứng cũng không khuyến cáo dùng các bộ xét nghiệm trên. Bác sĩ sẽ cung cấp các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán dị ứng đạm sữa bò.

5. Dị ứng đạm sữa bò có khác biệt gì so với những bất dung nạp thực phẩm khác, ví dụ như bất dung nạp lactose?
        Không nên nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò với bất dung nạp lactose. Bất dung nạp lactose là tình trạng không thể tiêu hóa được đường trong sữa (đường lactose).  Tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa tương tự như dị ứng đạm sữa bò.

6. Quản lý dị ứng đạm sữa bò như thế nào?
Cách duy nhất để quản lý dị ứng đạm sữa bò là hoàn toàn tránh sữa bò và những chế phẩm từ sữa bò. Sữa bò chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ, do đó chế độ ăn hạn chế của trẻ phải được thực hiện cẩn thận với sự giám sát & tư vấn của bác sĩ.

Nếu trẻ bú sữa mẹ:  
        Mặc dù không phổ biến nhưng trẻ bú sữa mẹ vẫn có thể bị dị ứng đạm sữa bò. Đạm trong sữa bò mà mẹ tiêu hóa có thể được truyền qua sữa, gây dị ứng cho trẻ. Trong trường hợp này, giải pháp là  loại trừ sữa và các chế phẩm từ sữa trong chế độ ăn của mẹ. Hãy trao đổi tình trạng này với bác sĩ để được bác sĩ hướng dẫn nguồn cung cấp canxi và dưỡng chất khác thay thế cho các chế phẩm từ sữa.

Nếu trẻ dùng sữa công thức:
        Vì nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ dị ứng với đạm sữa bò và trẻ không dị ứng là như nhau, nên việc bạn thay thế sữa công thức thông thường bằng một sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt, đầy đủ dinh dưỡng và chứa đạm thủy phân toàn phần, là  rất quan trọng. Hầu hết trẻ dung nạp tốt sản phẩm công thức thủy phân đạm toàn phần (xem phần giải thích ở trang tiếp theo), nhưng trong những trường hợp dị ứng nặng, bác sĩ có thể cho trẻ sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt chứa axít amin.

7. Liệu trẻ có thể sử dụng sữa công thức khác ?
        Sữa dê, sữa cừu và sữa từ bất cứ động vật nào cũng không được khuyên dùng cho trẻ dị ứng với đạm sữa bò. Vì đạm trong các sữa này được tìm thấy là tương tự như trong sữa bò, trẻ dị ứng sữa bò cũng có thể dị ứng với sữa công thức chứa đạm đậu nành, loại sữa khuyến cáo không được dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Sữa có công thức chứa đạm thủy phân một phần  cũng không được khuyên dùng cho trẻ dị ứng với đạm sữa bò.
        Sữa công thức chứa đạm đậu nành khuyến cáo không được dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi và với trẻ lớn hơn thì chỉ nên dùng khi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng chỉ định.
        Sữa gạo, sữa bột yến mạch và sữa đậu nành chế biến sẵn không đầy đủ dinh dưỡng nên không cho trẻ nhỏ sử dụng như sản phẩm dinh dưỡng chính.
        Sữa không có lactose không phù hợp với trẻ bị dị ứng đạm sữa bò.
        Sữa với công thức đạm thủy phân một phần còn tồn đọng một lượng lớn chất gây dị ứng và có khả năng gây phản ứng trên trẻ bị dị ứng sữa bò với tỷ lệ khá cao.
        Việc giảm đáng kể tính chất gây dị ứng bằng cách sử dụng sản phẩm dinh dưỡng công thức đạm thủy phân toàn phần phù hợp cho trẻ dị ứng với đạm sữa bò.

8. Sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt chứa đạm thủy phân toàn phần là gì?
Sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt chứa đạm thủy phân toàn  phần có  thành phần đạm từ sữa bò đã được cắt nhỏ, không gây phản ứng dị ứng cho hầu hết trẻ. Sản phẩm này trải qua một quá trình được gọi là  thủy phân đạm toàn phần.

9. Chọn lựa sản phẩm dinh dưỡng chứa đạm thủy phân toàn phần
        Nếu trẻ có những triệu chứng dị ứng đạm sữa bò, bạn nên cho trẻ đi khám bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên cho trẻ dùng sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt chứa đạm thủy phân toàn phần đã được kiểm nghiệm lâm sàng an toàn và hiệu quả cho điều trị  dị ứng đạm sữa bò trong thời gian dài. 5-7  Sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt chứa đạm thủy phân toàn phần chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và được  các cơ quan hàng đầu về dinh dưỡng khuyên dùng vì chứa hàm lượng đúng DHA và ARA cho sự phát triển của não bộ, thị lực và hệ miễn dịch của trẻ.

10. Mẹo nuôi trẻ bằng sản phẩm dinh dưỡng
        Khởi đầu với sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt chứa đạm thủy phân toàn phần.
            Vì có công thức đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng chứa đạm thủy phân toàn phần có mùi vị khác với những loại sản phẩm dinh dưỡng thông thường. Mặc dù mùi có thể gây khó chịu cho một số mẹ, nhưng trẻ lại thích nghi nhanh và không có vấn đề gì với mùi vị của sản phẩm. Sau khi chuyển sang sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt chứa đạm thủy phân toàn phần, trẻ có thể cần một tuần để làm quen với mùi vị mới.
           
            Tất cả sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt chứa đạm thủy phân toàn phần đều có mùi vị tương tự nhau, và các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trẻ nhỏ thích nghi nhanh hơn (và không tỏ ra là không thích). Thú vị là, trẻ được nuôi bằng sản phẩm dinh dưỡng chứa đạm thủy phân toàn phần, khi trưởng thành dường như thích những thực phẩm có vị mặn và đắng như bông cải xanh hơn những trẻ được nuôi bằng các loại sữa khác. Vì trẻ dễ dàng thích nghi nên càng  bắt đầu thử mùi vị của những sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt này sớm, trẻ càng dễ chấp nhận hơn.
           
Hãy nhớ rằng nhận thức về mùi vị của bạn phát triển hơn con của bạn.

Giúp trẻ làm quen hương vị mới :
  1. Trẻ nên đổi từ sản phẩm dinh dưỡng thông thường sang sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt chứa đạm thủy phân toàn phần càng sớm càng tốt ngay sau khi được chẩn đoán. Bạn không nên ngừng sản phẩm chứa đạm thủy phân toàn phần cho đến khi được bác sĩ hướng dẫn.
  2. Hãy chắc chắn rằng trẻ đang đói khi thử sữa này lần đầu tiên.
  3. Hãy kiên nhẫn. Có thể mất vài lần thử để trẻ làm quen với mùi vị mới.
  4. Cảm nhận mùi vị ở trẻ khác với người lớn.  Bạn nên có thái độ vui vẻ khi cho trẻ ăn vì trẻ có thể noi theo phản ứng của bạn.
  5. Khi so sánh hiệu quả đã được chứng minh lâm sàng của sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt chứa đạm thủy phân toàn phần cho thấy mùi vị không là vấn đề.

Lời khuyên và sự hỗ trợ
Trong trường hợp bạn cần những lời khuyên về dinh dưỡng và chăm sóc trẻ, hãy hỏi bác sĩ.

11. Liệu trẻ có hết dị ứng đạm sữa bò không ?
        Dị ứng đạm sữa bò là một tình trạng tạm thời & hầu hết sẽ khỏi khi trẻ đến tuổi đi học.
        Khi trẻ được một tuổi (hoặc có thể thay đổi tùy vào chẩn đoán của bác sĩ), bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cho trẻ thử dùng lại các sản phẩm dinh dưỡng thông thường có chứa sữa bò. Điều này phải được thực hiện kỹ lưỡng dưới sự theo dõi của bác sĩ  để có thể thực hiện thêm các xét nghiệm về dị ứng cho trẻ. Nếu không có phản ứng nào xảy ra, rất nhiều trẻ bị dị ứng đạm sữa bò khi còn nhỏ có thể bắt đầu lại chế độ ăn bình thường, bao gồm sữa và những chế phẩm từ sữa.

12. Khi nào nên ngừng sử dụng sữa có công thức đặc biệt này và trở lại với những sản phẩm sữa khác?
        Thông thường trẻ sẽ hết dị ứng đạm sữa bò khi lớn lên nhưng khi nếu trẻ vẫn còn bị dị ứng với đạm sữa bò, bạn nên duy trì sử dụng sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt chứa đạm thủy phân toàn phần cho đến khi có hướng dẫn khác của bác sĩ.
        Có thể cho trẻ sản phẩm dinh dưỡng chứa đạm thủy phân toàn phần là thức ăn duy nhất cho trẻ đến 6 tháng tuổi. Khi trẻ trên 6 tháng tuổi và bắt đầu ăn dặm, có thể sử dụng sản phẩm là nguồn thực phẩm bổ sung, giúp cung cấp cho trẻ các dưỡng chất calci, vitamin và khoáng chất.
        Không cho trẻ dùng sữa bò vào thời điểm này trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

13. Liệu khi trẻ bị dị ứng đạm sữa bò thì cũng sẽ bị dị ứng với các loại thức phẩm khác ?
        Trẻ bị dị ứng với đạm trong sữa bò cũng có thể dị ứng với các loại thực phẩm khác. Vì vậy, bạn nên thận trọng khi cho trẻ dùng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như bột mì, đậu nành, trứng, cá và các loại đậu hạt. 

14. Những thực phẩm cần tránh và những lưu ý khi cho trẻ ăn.
Những thực phẩm sau đây thường gây dị ứng cho trẻ và cần phải được trao đổi với bác sĩ trước khi thêm chúng vào chế độ ăn của trẻ dị ứng với đạm sữa bò: 
         Bột mì
        Đậu nành
        Trứng
       
        Các loại đậu/ hạt

Lưu ý:
Trong trường hợp dị ứng ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức

15. Khi nào cho trẻ làm quen với các thực phẩm mới và tập như thế nào ?
        Mỗi một thời điểm, chỉ cho trẻ thử một loại thực phẩm mới, bắt đầu bằng cách cho trẻ ăn một lượng nhỏ, nếu không xuất hiện triệu chứng gì thì sau đó mới tăng dần lượng thực phẩm lên. Bạn cũng nên dùng sản phẩm dinh dưỡng chứa đạm thủy phân hoàn toàn  thay cho sữa thường khi trộn với bột ngũ cốc để đạt kết quả đồng nhất.
        Các chuyên gia khuyên nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi. Những biểu hiện sau đây cho thấy rằng bé đã sẵn sàng để ăn dặm:
       Cho các vật vào miệng
       Gặm bàn tay
       Thích thú khi nhìn người khác ăn
       Đòi cho ăn thêm

        Thông thường, bạn nên tập cho trẻ ăn thức ăn dặm theo từng giai đoạn ghi lại như bảng theo dõi dưới đây khi cho trẻ thử một món ăn mới.

Ngày thử
Thức ăn mới
Lượng ăn vào
Biểu hiện
12/05
Đào nghiền nhuyễn
1 muỗng
Không
13/05
Đào nghiền nhuyễn
2 muỗng
Không
14/05
Gạo ngũ cốc
1 muỗng
Không
15/05
Gạo ngũ cốc
2 muỗng
Không
16/05
Gạo ngũ cốc
Vài muỗng
Không
22/05
Trứng khuấy
1 muỗng

16. Mẹo chăm sóc trẻ dị ứng với đạm sữa bò

Khi trẻ bị chàm...
  1. Tắm nhanh trẻ với nước ấm, không quá nóng và thời gian khoảng 10 phút.
  2. Hạn chế sử dụng xà phòng
  3. Xà phòng tắm tạo bọt, muối tắm hay các chất phụ gia nên tránh vì chúng có thể kích thích da làm nặng hơn tình trạng chàm.
  4. Tránh sử dụng bông tắm, xơ mướp hay khăn lau thô ráp
  5. Nên thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm
  6. Đa số các loại dầu gội dịu nhẹ dành cho trẻ em đều có thể sử dụng cho trẻ
  7. Nên dùng dầu gội không màu, không mùi hương và càng ít thành phần càng tốt.

Khi trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa như nôn trớ…
  1. Đảm bảo môi trường thoải mái khi ăn, giúp trẻ cảm thấy thư giãn
  2. Tránh cho ăn quá nhiều, nên chia nhỏ và tăng số lượng bữa ăn để giúp trẻ thích nghi tốt hơn
  3. Không nên để trẻ uống hoặc nuốt thức ăn quá nhanh
  4. Kiểm tra lại cấu tạo núm vú. Một số loại núm vú khiến trẻ nuốt nhiều hơi hơn.
  5. Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng sau khi ăn
  6. Tránh mặt quần áo quá chật vì sẽ làm ép dạ dày của trẻ
  7. Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc vì có thể làm trẻ bị trào ngược.
(Hội Nhi khoa Việt Nam)


 

Nhiều người xem

Ads 200x200

Ads 200x200
Bộ phận Tư vấn Trực tuyến