Theo một số thông tin từ báo chí, từ ngày 20/4/2015,
một số sản phẩm sữa bột tiếp tục bị áp giá trần sau gần 1 năm bị áp giá.
Trước đó, như quy định của bộ Tài Chính, đến ngày 15
tháng 4, các hãng sữa phải bỏ qua chi phí dành cho quảng cáo trong cơ cấu định
giá, giảm giá sản phẩm ứng với mức chi phí dành cho quảng cáo đã loại trừ và đồng
thời phải kê khai lại giá đối với sữa dành cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi.
Sữa tiếp tục áp giá trần |
Theo
Tâm An (tin247):
Chiều 15/4, Bộ Tài chính đã có thông tin nhanh về kết
quả đăng ký giá, kê khai giá tại Bộ Tài chính đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ
em dưới 06 tuổi.
Bộ Tài chính cho biết, theo Thông báo số 396/TB-BTC
ngày 11/6/2014 của Bộ Tài chính về danh sách doanh nghiệp thực hiện đăng ký
giá, kê khai giá tại Bộ Tài chính, đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 06
tuổi có 05 Công ty phải thực hiện kê khai giá tại Bộ Tài chính (Công ty TNHH
MeadJohnson Nutrition Việt Nam, Công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam, Công
ty TNHH Nestle Việt Nam, Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A và Công ty TNHH Tiên Tiến
- nhà phân phối của Công ty TNHH
MeadJohnson Nutrition Việt Nam).
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác thực hiện
kê khai giá tại địa phương theo danh sách do UBND các tỉnh, thành phố công bố.
Ngày 25/3/2015 của Cục Quản lý giá, các Công ty thực
hiện kê khai giá tại Bộ Tài chính đã rà soát, loại chi phí quảng cáo ra khỏi cơ
cấu giá của các sản phẩm dưới 24 tháng tuổi.
Theo đó, kết quả thực hiện cho thấy, có 50 sản phẩm
kê khai giảm giá; mức giảm từ 0,4%-4%.
Bộ Tài chính cũng cho biết sẽ tiếp tục cập nhật và
công bố danh sách sản phẩm thực hiện kê khai giảm giá theo quy định trong thời
gian tới.
Đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 02 tuổi
trên thị trường xuất hiện tình trạng "lách luật" để tăng giá.
Cụ thể, dù theo nghị định 100 của Chính phủ từ ngày
1/3/2015, các sữa dành cho trẻ dưới 02 tuổi sẽ không phải đội thêm chi phí quảng
cáo, theo đó, các giá sữa của những sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ dưới 02 tuổi
sẽ giảm giá.
Enfa cũng thuộc danh sách áp giá |
Nhưng cho đến thời điểm này, các dòng sữa có khối lượng
900 gram nhập ngoại như Enfamil A số 2+ (dành cho trẻ từ 1 - 2 tuổi) có giá 473
nghìn đồng, Enfagrow A 3 + có giá 420.000 đồng, Enfagrow 4 + có giá 365.000 đồng...
Sữa Simmilac IQ 1 có giá 505.000 đồng/hộp, Similac số
2 có giá 495.000 đồng/hộp, Similac Gain plus có giá 395.000 đồng/hộp.
Các loại sữa bột như Abbott Grow số 3 giá 255.000 -
275.000đ/hộp 900 gram, Friso Gold số 4 loại 900 gram giá 379.000 – 385.000 đồng/hộp
900 gram, sữa Meiji số 9 có giá 410.000 - 420.000 đồng/hộp, sữa Meiji số 0 có
giá 520.000 -535.000 đồng/hộp tùy từng cửa hàng.
(Giá bán tại sieuthisua247.com Grow số 3 giá 250.000Đ/hộp 900g, Friso Gold số 4 loại 900g giá 362.000Đ)
(Giá bán tại sieuthisua247.com Grow số 3 giá 250.000Đ/hộp 900g, Friso Gold số 4 loại 900g giá 362.000Đ)
Theo Lệ Thúy - Báo
Công an Nhân dân:
Cụ thể, theo bảng giá trần mới công bố, sản phẩm cải
tiến mới là Dutch Baby Mau lớn Gold có giá bán buôn tối đa hơn 305.000 đồng/hộp
và giá bán lẻ khuyến nghị lên tới 339.000 đồng/hộp, cao hơn giá bán lẻ của mặt
hàng cũ gần 50.000 đồng/hộp, trong khi mọi chỉ số dinh dưỡng, vi chất đều không
có gì thay đổi. Một sản phẩm khác là hộp sữa Enfagrow số 4 mẫu cũ dành cho trẻ
3 tuổi trở lên, nay đã được đổi thành Enfagrow số 4 mẫu mới dành cho trẻ từ 2
tuổi trở lên. Thành phần trên vỏ vẫn như cũ, song, giá của hộp sữa mới lại đắt
hơn 5%. Hay như nhiều người tiêu dùng trước đây vẫn mua sữa Enfagrow số 3 loại
900gr (từ 12-36 tháng tuổi) giá 355 nghìn đồng, hiện được một số cửa hàng yêu cầu
đổi sang Enfamil số 3 loại 900gr (từ 12 - 24 tháng tuổi) giá tận 450 nghìn đồng/hộp…
Như vậy, rõ ràng chỉ cần thay tên, đổi họ, thậm chí là khoác một chiếc áo mới
thay vì áo cũ, thì giá sữa lại có thể tăng một cách công khai.
http://sieuthisua247.com/gl001/default.aspx